Trong khi Apple vẫn chưa hết ngất ngây vì sự thành công của những tính năng ngộ nghĩnh mới trên iPhone X thì họ lại gặp phải một rắc rối không nhỏ. Đó là việc Apple bị khởi kiện vì sử dụng Animoji trên iPhone X.
Apple bị khởi kiện vì sử dụng Animoji trên iPhone X
Mới đây, một công ty Nhật Bản sở hữu thương hiệu “Animoji” ở Mỹ, đã khởi kiện Apple vì sử dụng tên gọi này cho tính năng emoji hình động 3D trên iPhone X.
Enrique Bonansea, CEO của công ty Nhật này đã khởi kiện Apple vào hôm thứ tư (18/10/2017) tại tòa án liên bang Hoa Kỳ, với cáo buộc như sau:
“Đây là vụ kiện về việc vi phạm bản quyền thương hiệu có chủ đích. Dù đã biết trước thương hiệu Animoji của nguyên đơn, nhưng Apple vẫn lấy cái tên này và khiến cả thế giới nghĩ rằng nó là do họ nghĩ ra. Hơn thế nữa, Apple cũng biết Animoji hiện đang là tên gọi của một ứng dụng tin nhắn ở ngay trên App Store của họ.
Trước đó, Apple đã đề nghị được mua lại thương hiệu Animoji của nguyên đơn, nhưng bị từ chối. Thay vì nghĩ ra một tên gọi mới, Apple lại cứ lấy cái tên Animoji này để sử dụng. Họ đã có thể thay đổi tên của tính năng emoji động ngay trước buổi giới thiệu, nhưng họ đã quyết định ăn cắp cái tên này mặc kệ mọi hậu quả”.
>> iPhone X xuất hiện tại Việt Nam, giá rẻ bất ngờ
Được biết, ứng dụng Animoji của công ty Nhật (có tên Emonster Inc. trên App Store) được phát hành vào năm 2014, và người dùng có thể tải về miễn phí. Tuy nhiên, ứng dụng này có chứa quảng cáo và nếu muốn tắt quảng cáo, người dùng sẽ phải trả 0,99 USD.
Về cơ bản, ứng dụng Animoji cho phép người dùng gửi các biểu tượng cảm xúc động hài hước trong khi chat hoặc nhắn tin. Chúng chuyển động như kiểu ảnh GIF lặp đi lặp lại gây nên sự thích thú lúc trò chuyện. Về cơ bản, nhìn tính năng này khá giống với những cảm xúc biểu hiện trên iPhone X nên mới có sự việc Apple bị khởi kiện vì sử dụng Animoji trên iPhone X.
Bản quyền tên gọi Animoji ban đầu được Bonansea đăng ký dưới danh nghĩa một tập đoàn tại Washington có tên gọi là “EMonster, Inc” – hiện đã ngừng kinh doanh.
Do đó, khi Apple đề nghị xoá bỏ bản quyền tên gọi Animoji của Bonansea, họ lập luận rằng công ty EMonster nêu trên đã không còn tồn tại, còn Bonansea thì cho rằng đây là lỗi thuộc về phía Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ khi thay vì đăng ký dưới danh nghĩa công ty Nhật Bản Emonster k.k. của công ty Nhật này, họ lại đăng ký thành công ty Emonster Inc nêu trên của Mỹ.
Hiện Emonster đang yêu cầu bồi thường và lệnh tòa án cấm Apple sử dụng thương hiệu “Animoji” của họ. Dù vậy, với “thế lớn, lực mạnh” cùng số vốn khổng lồ, khả năng Apple giải quyết ổn thoả vụ kiện này để mở đường cho công cuộc kinh doanh iPhone X là không hề thấp.