Portrait Mode (chế độ chụp chân dung) tại sao lại chỉ phổ biến ở một số mẫu iPhone

Portrait Mode thực chất là chế độ chụp ảnh chân dung xóa phông đặc biệt dành cho những chiếc điện thoại từ hãng Apple, chế độ này có tính năng lấy nét chính xác và tận dụng khả năng xử lý của ống kính kép làm cho bức ảnh trở nên lung linh hơn. Khi bạn chụp ảnh trong chế độ Portrait Mode của ứng dụng Camera, chế độ này sẽ tự động đo khoảng cách giữa những gì nó nhìn thấy và những gì mà ống kính tele nhìn thấy, tạo ra bản đồ chiều sâu đa điểm.

Fabfocus1

Chế độ Portrait Mode sử dụng cụm camera kép của điện thoại và phần mềm của Apple để giả lập chất lượng ảnh chụp giống như khi bạn chụp ảnh bằng một chiếc máy ảnh DSLR, khi chủ thể của bức ảnh được làm nét và phần nền thì được làm mờ đi. Ban đầu tính năng này được ra mắt ở phiên bản thử nghiệm (beta) và là tính năng độc quyền cho chiếc iPhone 7 Plus. Nhưng giờ sau một năm ra mắt, chế độ Portrait Mode với “độ hot” của mình đã được Apple tiếp tục cho hiện diện trên chiếc iPhone 8 Plus cũng như chiếc iPhone X sắp ra mắt vào tháng mười một tới.

Mặc dù dòng điện thoại iPhone có gần hai chục phiên bản thế nhưng được tích hợp tính năng Portrait Mode  thì chỉ có đúng ba chiếc iPhone 7 Plus, iPhone 8 Plus và iPhone X. Vậy thì nguyên do nào đã gây ra tình trạng này? Câu trả lời cho vấn đề này tưởng như khó khăn nhưng hoá ra lại cực kỳ đơn giản, đó là vì chế độ chân dung của Apple đòi hỏi phải có cụm camera kép để hoạt động. Tính năng Portrait Mode từ “Táo khuyết” đòi hỏi phải có 2 ống kính vì mỗi ống kính có thông số khác nhau: một ống kính là lens góc rộng 12 Megapixel, trong khi ống kính còn lại là lens tele 12 Megapixel.

iphone_barbers_ad_resized

>> iPhone X mua ở đâu giá tốt, bảo hành uy tín

Khi chụp một bức ảnh ở chế độ Portrait Mode, hai ống kính được sử dụng cùng lúc cho hai mục đích khác nhau. Trong khi, lens tele mới thực sự là ống kính chụp lại hình ảnh, còn lens góc rộng sẽ làm nhiệm vụ ghi lại dữ liệu về khoảng cách đến chủ thể, để sau đó dùng nó tạo ra một bản đồ về chiều sâu. Bản đồ chiều sâu do lens góc rộng tạo ra rất quan trọng với kết quả ảnh chụp, bởi vì nó giúp bộ xử lý tín hiệu hình ảnh của Apple hiểu được chỗ nào cần được làm nét, chỗ nào cần được làm mờ.

Để làm bức ảnh trông tự nhiên, gần giống như được chụp từ được một chiếc máy DSLR thực sự, bộ xử lý hình ảnh của Apple đã phân tích qua từng lớp chiều sâu một và làm mờ chúng với các mức độ khác nhau. Đây cũng chính là cách Apple tạo nên hiệu ứng bokeh cho ảnh chụp bằng chế độ Portrait Mode của mình.

portrait-camera-mode-e

Khi sử dụng chế độ Portrait Mode, bạn có thể ghép khung với ống kính tele (không có tùy chọn thu phóng, kĩ thuật số,…), nhưng với iOS 11 người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng khác có sẵn trong ứng dụng Camera như bộ lọc, chế độ chụp HDR. Bên cạnh đó, bạn sẽ không nhận được ảnh live nữa nhưng có thể ghi lại màn hình iPhone khi đang dùng Camera. Với khá nhiều công đoạn xử lý phức tạp như vậy nên khó trách rằng chỉ có những chiếc điện thoại “xịn” nhất hiện nay của Apple mới có thể “cân” được Portrait Mode.